Kiến Thức English

Thanh Nhạc Tiếng Anh Là Gì? Địa Điểm Học Thanh Nhạc Tốt Nhất

thanh nhạc tiếng anh là gì

Thanh nhạc tiếng Anh là gì? Để trở thành ca sĩ chuyên nghiệp không chỉ đơn thuần dựa vào giọng ca thiên phú mà còn là quá trình trau dồi, rèn giũa giọng hát. Đó là lý do ngành Thanh nhạc ra đời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc tên gọi trong tiếng Anh của ngành học này, đồng thời gợi ý địa điểm học thanh nhạc tốt nhất hiện nay tại TP. HCM để bạn tham khảo.

thanh nhạc tiếng anh là gìThanh nhạc tiếng Anh là gì?

Thanh Nhạc Tiếng Anh Là Gì?

Trong tiếng Anh, thanh nhạc được gọi là “vocal music”, nghĩa là giọng ca (vocal) kết hợp với âm nhạc (music). Thanh nhạc là bộ môn nghệ thuật kết hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ, yếu tố chính là giọng của người hát. Khác với tính chất của các loại nhạc cụ diễn tấu là khai thác âm thanh và tiết tấu từ các dụng cụ chuyên dùng.

Bằng việc sắp xếp những chữ rời rạc theo một quy luật cao độ, luyến láy… để hình thành nên giai điệu, người biểu diễn truyền tải được tính nhạc trong ngôn từ. Giọng hát trong thanh nhạc không chỉ tạo ra những âm thanh trầm bổng, mà còn tạo nên những ngôn từ, lời ca có nghĩa, giúp người nghe hiểu được nội dung bản nhạc.

vocal musicĐể giọng hát trở nên hay hơn, bạn cần trải qua quá trình nỗ lực luyện tập và trau dồi thanh nhạc

Giống như bất kỳ một môn học logic nào, thanh nhạc cũng có những quy tắc, phương pháp và kỹ thuật riêng. Những nhà nghiên cứu về thanh nhạc sẽ tìm ra các quy luật âm thanh, cũng như các phương pháp, kỹ thuật điều tiết giọng hát để bài hát được trình bày một cách hay nhất. Người học thanh nhạc sẽ được tiếp thu những kiến thức này và rèn luyện để trở thành ca sĩ, nhạc sĩ chuyên nghiệp.

Học thanh nhạc là học cách lấy hơi, luyện tập mở rộng âm vực để cải thiện và xử lý giọng hát chuyên nghiệp hơn. Sau quá trình học thanh nhạc, bạn sẽ có giọng hát tốt hơn, có thể hát được nhiều bài hát với đa dạng thể loại khác nhau, đồng thời biết cách xử lý bài hát để truyền tải cảm xúc tốt hơn đến người nghe.

Dưới đây là một số thuật ngữ âm nhạc phổ biến:

  • Beat: nhịp trống
  • Harmony: hòa âm
  • Lyrics: lời bài hát
  • Melody: giai điệu
  • Rhythm: nhịp điệu
  • Note: nốt nhạc
  • Scale: gam (âm giai)
  • Solo: đơn ca
  • Duet: song ca
  • In tune: đúng tông
  • Out of tune: lệch tông

Địa Điểm Học Thanh Nhạc Tốt Nhất Hiện Nay Tại TP. HCM

Sở hữu một giọng hát hay giúp bạn trở nên nổi bật hơn trước đám đông và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp. Do đó, ngày càng có nhiều người tìm đến các lớp học thanh nhạc để cải thiện giọng hát của mình. Các trung tâm dạy thanh nhạc vì thế cũng xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt tại các thành phố lớn như TP. HCM, trong số đó, không thể không nhắc đến trường Trung cấp Kinh tế – Du lịch TP.HCM (CET).

Chuyên ngành Thanh nhạc tại CET đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp. Nội dung đào tạo được chắt lọc những kiến thức nền tảng và thiết thực, mang tính biểu diễn cao. Nhờ vậy, sinh viên có đủ kiến thức và kỹ năng để chủ động sản xuất các sản phẩm âm nhạc của chính mình ngay trong quá trình học.

Chương trình học đặc biệt chú trọng kỹ năng thực hành, giúp sinh viên tiếp cận nền tảng vững chắc để tự tin biểu diễn trước công chúng. Qua các buổi thực hành đơn ca, song ca, hòa ca cùng các nhạc cụ… các bạn từng bước hình thành phong cách biểu diễn riêng, tăng khả năng biểu đạt sắc thái của ca khúc.

sinh viên ngành thanh nhạc tại cet

Sinh viên ngành Thanh nhạc tại CET được hướng dẫn các kỹ thuật để truyền tải bài hát một cách tốt hơn

CET xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, là các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong sáng tác, có chuyên môn, nghiệp vụ cao về sư phạm và trình độ âm nhạc. Nhờ vào sự nhạy bén trong đánh giá năng lực, giảng viên sẽ khai phá tiềm năng của mỗi sinh viên, giúp các bạn tự tin thể hiện cá tính âm nhạc và phong cách của mình.

CET luôn chú trọng đến trang thiết bị của các phòng học, nhằm đảm bảo quá trình học tập diễn ra hiệu quả. Các bạn sẽ được luyện tập với các nhạc cụ hiện đại, phòng học thông thoáng, có hệ thống cách âm tốt. Hơn thế, số lượng sinh viên chỉ giới hạn tối đa 20 bạn/lớp để đảm bảo được khả năng tiếp thu bài giảng được tốt nhất, cũng như việc giảng viên có thể quan tâm sát sao từng học viên.

Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội nâng cao khả năng biểu diễn và sự tự tin của bản thân qua các buổi hòa nhạc, chương trình văn nghệ do trường tổ chức. Đây cũng là dịp để các bạn áp dụng những kiến thức đã được học vào thực tế công việc, cũng như giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ sinh viên các chuyên ngành khác.

địa chỉ học thanh nhạc tốt

CET tạo điều kiện để sinh viên phát triển bản thân toàn diện qua các buổi biểu diễn

Lựa chọn một nơi học thanh nhạc uy tín, tín, chất lượng và phù hợp với nhu cầu sẽ giúp bạn dễ tiếp thu kiến thức và nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình.

Đến đây, chắc hẳn bạn đã có đáp án cho câu hỏi thanh nhạc tiếng Anh là gì, cũng như có thêm kiến thức về bộ môn nghệ thuật này. Nếu bạn có đam mê ca hát, muốn theo đuổi nghề ca sĩ hoặc muốn luyện giọng mình để hát tốt hơn, hãy liên hệ tổng đài 1800 6552 để được CET tư vấn miễn phí về khóa học Thanh nhạc tại trường.

Kiến Thức Digital Marketing

Cách chèn code Google Analytics vào WordPress đơn giản dễ dàng nhất

Cách chèn code Google Analytics vào WordPress

Nếu bạn muốn website thành công, điều tối quan trọng là bạn cần biết khách hàng của mình muốn gì từ website của bạn. Cách tốt nhất để làm việc này là phân tích truy cập. Google Analytics có thể hoàn toàn làm được việc này. Bằng cách phân tích thống kê, bạn có thể lên kế hoạch và tạo nội dung tốt hơn cho người đọc của bạn. Bài hướng dẫn này sẽ chỉ bạn cách đăng ký và chèn code Google Analytics vào WordPress website của bạn.

Bước 1: Trước tiên, các bạn cần đăng ký tài khoản analytics.

Cách chèn code Google Analytics vào WordPress

Bước 2: Sau khi đã đăng kí tài khoản analytics thành công các bạn sẽ nhận được mã như hình ảnh tương tự bên dưới.

đăng kí tài khoản analytics

Bước 3: Bạn copy mã code ở bước 2 sau đó đăng nhập vào trang web trên mã nguồn wordpress.

Bước 4: Tại đây, bạn tìm đến Giao diện/Appearance và chọn Sửa/ Editor.

Giao diện analytics

Bước 5: Bạn tìm đến file có tên header.php giống như ô khoanh đỏ ở ảnh minh họa bên dưới và dán đoạn script vừa mới copy ở analytics vào trong phần head và lưu lại là xong.

dán đoạn script

Sau khi lưu lại bạn cần phải đợi từ 24 đến 48 tiếng để analytics nhận mã và báo cáo các chỉ số website của bạn.

Kết bài

Với những hướng dẫn chi tiết về cách làm sao để chèn code Google Analytics vào WordPress, chúng tôi hi vọng các bạn sẽ có thể tự thực hành một cách thành công.

Chúc các bạn thành công!

Kiến Thức Digital Marketing

Hướng dẫn cài đặt SSL trên cPanel/WHM

Hướng dẫn cài đặt SSL

cPanel là một phần mềm bảng điều khiển web hosting UNIX-based. Đây là web hosting control panel phổ biến nhất, được hàng triệu người dùng website trên toàn thế giới sử dụng. Nó được tạo ra một cách khéo léo để quản lý một trang web hiệu quả bằng cách sử dụng một giao diện đồ họa, web-based interface. Với cPanel, người dùng có thể dễ dàng quản lý tài khoản e-mail, cơ sở dữ liệu, bảo mật FTP, ưng dụng và một số thành phần khác của website.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt chứng chỉ SSL trên cPanel/ WHM dễ dàng nhất. Trên thực thế, quá trình cài đặt này có xu hướng thay đổi dựa trên các phiên bản khác nhau của cPanel và đây là một quá trình cài đặt SSL phổ biến trên cPanel/ WHM.

Bước 1: Tải xuống và giải nén SSL

Hướng dẫn cài đặt SSL

– Tải xuống SSL certificate từ tệp * .zip đã nhận trong mailbox. Giải nén các tệp này vào server directory, nơi bạn thường lwuxu giữ chứng chỉ.

– Tệp * .zip này chứa SSL certificate, Intermediate certificate, certificate bundle và các tài liệu quan trọng khác.

Bước 2: Cài đặt chứng chỉ

– Đăng nhập vào cPanel của bạn với UserID và Mật khẩu chính xác.

– Nhấp vào SSL Manager trong cPanel (SSL Manager sẽ cho phép người dùng tạo certificate, certificate signing request (CSR) và keys.

– Khi bạn nhấp vào SSL manager, bạn sẽ thấy hộp thoại có 3 textboxes. Nó sẽ trông giống thế này:

SSL manager

Khi bạn nhấp vào SSL manager

– Mở chứng chỉ trong notepad hoặc text editor khác và sao chép tất cả nội dung. Trong hộp đầu tiên dán tất cả nội dung của chứng chỉ của bạn. Đảm bảo bao gồm các tags BEGIN và END.

– Trong Domain, Username và IP Address text boxes, bạn cần điền thông tin không chính xác. Tên miền và địa chỉ IP có thể được điền tự động (Nó phụ thuộc vào phiên bản cPanel của bạn).

– Trong hộp văn bản ở giữa, bạn phải thêm khóa riêng (private key) chính xác được tạo bởi CSR (Certificate Signing Request).

– Nếu máy chủ nhận ra chứng chỉ của bạn thì private key sẽ được điền tự động.

– Bạn có thể nhấp vào nút ‘Fetch’ sẽ tự động nhận private key.

– Nếu không có tùy chọn nào trong số 2 tùy chọn này hoạt động thì bạn cần phải sao chép và dán khóa cá nhân của mình theo cách thủ công.

– Mở intermediate certificate bằng notepad hoặc  text editor khác, sao chép tất cả nội dung và dán vào hộp văn bản dưới cùng.

Lưu ý:

Trong trường hợp bạn nhận được thông báo trên màn hình rằng http has failed to start, bạn sẽ phải xóa chứng chỉ của mình và bắt đầu lại quá trình. Hoặc cài đặt SSL certificate  trực tiếp trên Apache web server.

Chứng chỉ SSL của bạn hiện đã được cài đặt trên cPanel/ WHM của bạn.

Kiến Thức Digital Marketing

Hướng dẫn cài đặt Let’s Encrypt để tạo chứng chỉ SSL

Let’s Encrypt là một chứng chỉ SSL bản quyền được Internet Security Research Group (ISRG) quản lý. Let’s Encrypt sử dụng Automated Certificate Management Environment (ACME) để triển khai tự động các chứng chỉ SSL miễn phí được hầu hết các trình duyệt tin cậy.

Trước khi bắt đầu:

Cập nhật các gói phần mềm máy chủ:

CentOS

sudo yum update && sudo yum upgrade

Debian/Ubuntu

sudo apt update && sudo apt upgrade

Tải xuống và cài đặt Let’s Encrypt

Cài đặt git package:

CentOS

sudo yum install git

Debian/Ubuntu

sudo apt-get install git

Clone từ kho GitHub.

/opt là một thư mục cài đặt phổ biến cho các gói của bên thứ ba, vì vậy, bạn nên để cài đặt vào /opt/letsencrypt:

sudo git clone https://github.com/letsencrypt/letsencrypt /opt/letsencrypt

Đến thư mục mới /opt/letsencrypt:

cd /opt/letencrypt

Tạo SSL Certificate

Let’s Encrypt  sẽ tự động xác thực tên miền (DV) bằng một loạt các challenge. Cơ quan cấp chứng chỉ (CA) sử dụng các challenge để xác minh tính xác thực của tên miền máy. Khi server của bạn được xác thực, CA sẽ cấp SSL Certificate cho bạn.

1. Chạy Let’s Encrypt với tham số standalone. Đối với mỗi tên miền bổ sung, hãy thêm -d example.com vào cuối lệnh.

sudo -H ./letsencrypt-auto certonly –standalone -d example.com -d www.example.com

2. Chỉ định một email quản trị. Thao tác này sẽ cho phép bạn lấy lại quyền kiểm soát chứng chỉ bị mất và nhận thông báo bảo mật khẩn cấp nếu cần thiết. Nhấn ENTER hoặc RETURN để lưu.

Chọn đồng ý với các điều khoản dịch vụ và xác nhận nếu bạn muốn chia sẻ địa chỉ email của mình với EFF:

——————————————————————————-

Please read the Terms of Service at

https://letsencrypt.org/documents/LE-SA-v1.2-November-15-2017.pdf. You must

agree in order to register with the ACME server at

https://acme-v01.api.letsencrypt.org/directory

——————————————————————————-

(A)gree/(C)ancel: a

——————————————————————————-

Would you be willing to share your email address with the Electronic Frontier

Foundation, a founding partner of the Let’s Encrypt project and the non-profit

organization that develops Certbot? We’d like to send you email about EFF and

our work to encrypt the web, protect its users and defend digital rights.

——————————————————————————-

(Y)es/(N)o: n

3. Nếu không có vấn đề gì, một thông báo tương tự như thông báo dưới đây sẽ xuất hiện, nghĩa là Let’s Encrypt đã phê duyệt và cấp cho bạn chứng chỉ.

IMPORTANT NOTES:

– Congratulations! Your certificate and chain have been saved at:

/etc/letsencrypt/live/example.com/fullchain.pem

Your key file has been saved at:

/etc/letsencrypt/live/example.com/privkey.pem

Your cert will expire on 2018-05-27. To obtain a new or tweaked

version of this certificate in the future, simply run

letsencrypt-auto again. To non-interactively renew *all* of your

certificates, run “letsencrypt-auto renew”

– If you like Certbot, please consider supporting our work by:

Donating to ISRG / Let’s Encrypt: https://letsencrypt.org/donate

Donating to EFF: https://eff.org/donate-le

4. Kiểm tra chứng chỉ tên miền

Đầu ra của script Let’s Encrypt sẽ hiển thị nơi chứng chỉ của bạn được lưu trữ; trong trường hợp này, đó là /etc/letsencrypt/live:

sudo ls /etc/letsencrypt/live
example.com

Tất cả các tên miền bạn đã chỉ định ở trên sẽ được chứng chỉ duy nhất này bảo vệ. Bạn có thể xác minh điều này như dưới đây:

/certbot-auto certificates

Found the following certs:

Certificate Name: example.com

Domains: example.com www.example.com

Expiry Date: 2018-05-27 20:49:02+00:00 (VALID: 89 days)

Certificate Path: /etc/letsencrypt/live/example.com/fullchain.pem

Private Key Path: /etc/letsencrypt/live/example.com/privkey.pem

Bảo hành

Gia hạn Chứng chỉ

Quay trở lại thư mục /opt/letsencrypt:

cd /opt/letsencrypt

Chạy lệnh bạn đã sử dụng trong Bước 1 phần Tạo chứng chỉ SSL/Create an SSL Certificate, thêm tham số –-renew-by-default:

sudo -H ./letsencrypt-auto certonly –standalone –renew-by-default -d example.com -d

www.example.com

Sau vài giây đến vài phút, xác nhận tương tự như bên dưới sẽ xuất hiện:

IMPORTANT NOTES:

– Congratulations! Your certificate and chain have been saved at:

/etc/letsencrypt/live/example.com/fullchain.pem

Your key file has been saved at:

/etc/letsencrypt/live/example.com/privkey.pem

Your cert will expire on 2018-05-27. To obtain a new or tweaked

version of this certificate in the future, simply run

letsencrypt-auto again. To non-interactively renew *all* of your

certificates, run “letsencrypt-auto renew”

– If you like Certbot, please consider supporting our work by:

Donating to ISRG / Let’s Encrypt: https://letsencrypt.org/donate

Donating to EFF: https://eff.org/donate-le

Như vậy, Let’s Encrypt  đã gia hạn thành công chứng chỉ của bạn; trong ví dụ này, ngày 27 tháng 5 năm 2018 là ngày hết hạn mới.

Tự động gia hạn Chứng chỉ SSL

Bạn cũng có thể cài đặt để tự động gia hạn chứng chỉ. Như vậy chứng chỉ sẽ không hết hạn, thao tác này có thể thực hiện được với lệnh cron.

Đặt tác vụ chạy tự động mỗi tháng một lần bằng cách sử dụng cron:

sudo crontab -e

Thêm dòng sau vào cuối tệp crontab:

crontab
1 0 0 1 * * /opt/letsencrypt/letsencrypt-auto renew
Kiến Thức Digital Marketing

Google Cloud Platform Là Gì?

Google cloud platform là gì

Google cloud platform (GCP) là một thuật ngữ nghe có vẻ còn xa lạ với khá nhiều người nhưng trong cuộc sống, bạn chắc chắn đã sử dụng công cụ này không dưới một lần.

Đây là một công cụ của Google, giúp ích rất nhiều cho con người, phục vụ nhu cầu vận hành ứng dụng của các doanh nghiệp trên toàn bộ hệ thống. Trong thời đại 4.0, Google cloud platform trở thành một phần không thể thiếu, vậy Google cloud platform là gì?

Google cloud platform là gì
Google cloud platform là gì? Nguồn : Drive Google

Sự xuất hiện của Google đã mang đến nhiều sự thay đổi đối với cuộc sống của con người. Google không chỉ là bộ máy tìm kiếm khổng lồ mà còn có nhiều ứng dụng giúp được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới, trong đó có GCP. Hãy cùng tìm hiểu xem Google cloud platform là gì và các chức năng của ứng dụng này trong bài viết bên dưới. Biết đâu những thông tin này sẽ cần thiết với bạn trong tương lai.

Google cloud platform là gì?

Google Cloud Platform là thuật ngữ dùng chung cho một tập hợp dịch vụ do Google cung cấp dựa trên nền tảng đám mây cho phép các tổ chức xây dựng, doanh nghiệp chạy các ứng dụng trên hệ thống mà Google đã và đang sử dụng như: Google Maps, Google Search, Chrome, Youtube, Google Apps,… Có thể nói GCP mang đến gần như là tất cả các dịch vựu thiết yếu, từ Compute Engine, Big Data, Management, Storage, Networking, Mobile, Developer Tools nên doanh nghiệp chỉ cần chú ý đến những công việc quan trọng mà không cần quan tâm đến hệ thống bên dưới.

Google cloud platform
Google cloud platform mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, có một điều bạn cần hiểu rõ là GCP không mang đến những dịch vụ quen thuộc mà dịch vụ được cung cấp phải được đặt tại Google – nơi có độ bảo mật và an toàn dữ liệu cao cho hệ thống Datacenter và đáp ứng được hết các tiêu chuẩn khắt khe của một hệ thống điện toán đám mây.

Google cloud platform cung cấp những sản phẩm nào?

GCP cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau cho người sử dụng như:

  • Storage – Cloud Storage, Cloud SQL, Cloud Datastore, Cloud Bigtable
  • Compute – Compute Engine,  App Engine, Container Engine.
  • Services – Translate API, Cloud Endpoints, Prediction API.
  • Big Data –Cloud Dataflow, BigQuery, Cloud Pub/Sub, Cloud Dataproc.

Những lợi ích mà Google cloud platform mang đến cho người sử dụng

Người dùng có thể sử dụng cơ sở hạ tầng đồng nhất với Youtube, Google tìm kiếm và Gmail.
Không phải đầu từ cho cơ sở hạ tầng từ ban đầu: Thông thường, khi muốn xây dựng một cơ sở hạ tầng đáng tin cậy, bạn cần đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc.Tuy nhiên, với GCP, bạn có thể tận dụng cơ sở hạ tầng của Google mà không cần tốn bất cứ chi phí đầu tư ban đầu nào.

Quy mô được tự động mở rộng hoặc thu hẹp theo khối lượng: Dựa vào những thay đổi trong lưu lượng và truy cập, GCP sẽ tự động giúp bạn thu hẹp hoặc mở rộng quy mô. Việc của bạn cần làm là thanh toán cho những thứ bạn đã sử dụng trên cơ sở “Pay-as-you-go”

Người dùng không cần lo lắng về cơ sở hạ tầng: Nếu dùng GCP, bạn chỉ việc chú tâm vào phát triển, mà không để tâm đến đầu tư và quản trị hệ thống. Việc quản lý cơ sở dữ liệu, cân bằng tải cho Google hay cấu hình máy chủ, sắp xếp… đều có thể giao phó cho GCP. Ngoài ra, Google còn có các công cụ hỗ trợ phát triển rất dễ sử dụng như: Eclipse, thư viện máy khách API, giao diện dòng lệnh để bạn có thể tạo ra những gì mình muốn. 

GCP giúp người dùng quan lý dữ liệu
GCP giúp người dùng không cần lo lắng về cơ sở hạ tầng (Ảnh: Internet)

Thoải mái lựa chọn và tối ưu hóa dịch vụ: GCP thực sự rất hữu ích và có tất cả dịch vụ cần cho cấu trúc ứng dụng (Application architecture) như: lưu trữ BLOB, máy ảo, cơ sở dữ liệu MySQL và phân tích dữ liệu lớn, lưu trữ khối, nền tảng được quản lý kho dữ liệu NoQuery… của công ty.

Phát triển hệ thống đám mây

Cơ sở hạ tầng tiên tiến: Google cung cấp một trong những mạng lưới lớn và tiên tiến nhất thế giới. Mạng lưới của Google có tốc độ cao, hiệu năng ổn định và rất ít biến động.  Khả năng dự phòng của GCP rất mạnh mẽ. Bằng cách thiết lập đa điểm Points of Presence), dữ liệu sẽ được nhân đôi một cách tự động và lưu trữ vào nhiều vị trí. Ngoài ra, GCP còn được xem là khoa học máy tính hiện đại nhất với các cải tiến về Drillac, BigTable MapReduce, cho phép bạn truy cập nhanh và ứng dụng công nghệ mới nhất trong ngành của Google.

Có hiệu suất ổn định và khả năng phản ứng tức thời: GCP có khả năng xử lý quyền truy cập vào bộ nhớ mạnh mẽ và IOPS cao. Bên cạnh đó, ứng dụng này còn có thể tránh bị tác động bởi các ứng dụng khác và có thể giảm độ trễ, bảo trì tối ưu thông suốt và một mạng lưới toàn cầu.

Qua bài viết ở trên, hi vọng bạn đã hiểu được Google Cloud Platform là gì và những lợi ích của ứng dụng này. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích thì hãy lưu lại và đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để làm giàu vốn kiến thức của mình nhé!

Kiến Thức Digital Marketing

End User Là Gì? Một Số Đối Tượng Khách Hàng Ít Được Ưu Ái Nhất

End user là gì

End User là gì? Một khái niệm trong marketing mà ai cũng phải biết. Hiện nay có rất nhiều công ty chỉ tập trung vào một đối tượng khách hàng duy nhất mà quên đi việc chăm sóc các đối tượng khách hàng tiềm năng khác. Thực tế, nếu muốn bán được hàng, ngoài việc quan tâm đến khách trực tiếp mua hàng, bạn cần để tâm đến những đối tượng khách hàng ít được ưu ái hơn.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này bằng cách giải thích end user là gì và cung cấp thêm thông tin về những đối tượng khách hàng còn lại.

End user là gì
End user là gì? (Ảnh: Internet)

Kinh doanh là một lĩnh vực mà không phải ai cũng có thể thành công ngay từ lần đầu tiên. Để bán được sản phẩm, bạn cần có một chiến lược rõ ràng và quan trọng nhất là hiểu được khách hàng của mình cần gì. Quan tâm đến khách mua hàng trực tiếp là đúng nhưng chưa đủ, bạn cần phải mở rộng phạm vị của mình ra, tập trung hơn vào các end user, middle man và cả sales nữa.

End user là gì?

End user được hiểu là người tiêu dùng cuối cùng, họ sẽ bỏ tiền ra mua hàng của công ty và không bán lại để kiếm lợi nhận. Họ mua hàng với mục đích sử dụng công năng của sản phẩm và cũng được xem là người mang yếu tố cảm tính nhiều nhất, dễ bị những tác nhân bên ngoài tác động và khó chiều nhất.

Tại các công ty lớn, việc chăm sóc và giữ chân khách hàng cũ bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu, không kém gì việc tìm khách hàng bởi vì đặc tính của các end user này. Theo thống kê của nhiều công ti thì chi phí cho việc giữ khách hàng cũ thường chỉ bằng 20% so với số tiền phải bỏ ra để tìm khách hàng mới nhưng lại là một trong những khoản chi quan trọng nhất trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường.

Middle man và Sales – Hai đối tượng khách hàng ít được ưu ái

Người trung gian
Người trung gian cũng là đối được khách hàng cần được chú ý và quan tâm (Ảnh: internet)

Ngoài end user, middle man và sales được xem là hai khách hàng ít được ưu ái nhất nhưng bạn không nên bỏ qua:

Middle man

Hiểu đơn giản, middle man là người trung gian sẽ bán sản phẩm của công ty bạn cho người tiêu dùng cuối cùng và kiếm lời từ việc này. Độ trung thành của middle man đối với công ty sẽ dựa vào một số yếu tố sau:

  • Quan hệ với đối tượng bán và với công ty.
  • Lợi nhuận có đủ cao khi so với cùng nghành của công ty không?.
  • Số lượng hàng bán ra và lượng khách tới mua.

Ngoài 3 yếu tố kể trên thì còn nhiều lý do khác khiến middle man muốn bán hàng của bạn, tuy nhiên điểm mấu chốt là bạn phải hiểu được tâm lí của các middle man. Họ là những người rất dễ bị tác động nên nếu bạn không hiểu nhu cầu thật sự của họ về lợi nhuận cũng như lợi ích thì sẽ rất khó để khai thác đối tượng khách hàng này.

Sales

Sales hay còn được gọi là khách hàng nội bộ, đây là đối tượng khách được xếp vào loại quan trọng nhưng lại bị nhiều công ty lơ là và ít được ưu ái nhất. Điều này xảy ra do các sales không phải là người trả tiền trực tiếp nên thường bị xem như không phải khách hàng.

Sale là khách hàng nội bộ
Sales là khách hàng nội bộ (Ảnh: Internet)

Các công ty đã quên mất rằng chỉ có sales mới có đủ sự tin tưởng, tình yêu với sản phẩm của công ty để truyền bá ra bên ngoài một cách hiệu quả. Nếu bạn khiến nhân viên của mình có niềm tin thì không cần đến kỹ thuật sales, các sales vẫn sẽ bán được hàng vì họ làm việc bằng cả khối óc và con tim của mình.

Tóm lại, nếu muốn công ty của bạn phát triển toàn diện thì ngoài các phương án cụ thể, điều bạn cần quan tâm hàng đầu là đối tượng khách hàng ít được ưu ái của mình để từ đó tạo ra đột biến về doanh thu cho công ty hoặc doanh nghiệp.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu end user là gì cũng như đã có thêm nhiều thông tin hơn về lĩnh vực này. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật các kiến thức mới mẻ và thú vị nhé!

Kiến Thức Digital Marketing

Google Form Là Gì? Cách Tạo Google Form Chuyên Nghiệp

Google form

Để quản lý thông tin của khách hàng, hoặc các thông tin khảo sát bạn thường làm cách nào? Nếu làm theo phương pháp truyền thống là nhập từng con số, từng kết quả thì sẽ tốn rất nhiều thời gian, vì vậy hôm nay chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn một giải pháp vô cùng đơn giản nhưng rất hiệu quả đó là Google Form (hay còn được gọi là Google biểu mẫu). Hãy cùng tìm hiểu cách tạo Google Form chuyên nghiệp dưới đây nhé!

Thời đại 4.0 đã giúp cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn với nhiều công cụ tiện ích, trong đó có Google Form. Google Form được Google phát triển với mục đích giúp người dùng lưu trữ các thông tin khảo sát và dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu số liệu thống kê.

Google form
Google Form giúp người dùng lưu trữ dữ liệu dễ dàng hơn (Ảnh: Internet)

Nếu biết cách sử dụng công cụ này bạn sẽ không cần phải mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc trong việc xây dựng một hệ thống lưu trữ dữ liệu. Mọi thứ sẽ trở nên đơn giản với Google Form, bạn chỉ cần biết các bước tạo Google Form chuyên nghiệp dưới đây. Hy vọng bạn đã hiểu Google Form là gì? rồi nha.

Đăng nhập

Truy cập trang web tạo Google Form trên Google hoặc đăng nhập vào tài khoản đang dùng Google Drive nếu có vì dữ liệu của Google Form sẽ được Google Drive lưu trữ.

Google Drive
Đăng nhập vào Google Drive (Ảnh: Internet)

Tạo biểu mẫu

Chọn tạo biểu mẫu mới sau khi truy cập được vào Google Form. Ngoài ra, bạn sẽ thấy có nhiều biểu mẫu khác đã được tạo sẵn. 

Cập nhật tên và mô tả

Đặt tên cho biểu mẫu và bổ sung mô tả để người đọc có thêm thông tin về biểu mẫu của bạn. Dọc theo biểu mẫu còn có bộ công cụ để bạn thay đổi hoặc chỉnh sửa nội dung nhanh chóng hơn.

Thêm hình ảnh, video

Xong phần tiêu đề và mô tả thì bước tiếp theo là bạn phải thêm hình ảnh để người dùng có nhiều thông tin:

  • Chọn “Hình ảnh” trên thanh công cụ.
  • Nhấn vào “Chọn hình ảnh” để tải ảnh lên. Bạn có thể chụp nhanh hoặc thêm hình bằng link trực tiếp đều được.

Các hình ảnh được tải lên sẽ được Google Drive lưu trữ và bạn cần đặt tên cho hình ảnh của mình.

Xem trước biểu mẫu

Trong quá trình tạo biểu mẫu bạn có thể xem trước với tư cách người xem. Lời khuyên cho bạn là nên liện tục xem trước để có thể phát hiện và sửa những lỗi sai nhanh chóng trong nội dung của biểu mẫu đang thực hiện.

Biểu tượng xem trước trong google form
Biểu tượng xem trước trên biểu mẫu (Ảnh: Internet)

Bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng “con mắt” trên Google Form là sẽ có một tap mới trên trình duyệt hiện thị biểu mẫu để bạn theo dõi. Bản xem trước này sẽ luôn được cập nhập khi có thay đổi nên bạn chỉ cần F5 bản trước là xem được bản mới nhất.

Tạo câu hỏi cho biểu mẫu

Tùy nào như cầuu của mình mà bạn có thể tạo nhiều hoặc ít câu hỏi:

  • Nhân vào dấy “+” trên thanh công cụ
  • Đặt tên cho câu hỏi và điền câu trả lời.
  • Chọn chế độ “bắt buộc” nếu bạn không muốn người dùng bỏ xót câu hỏi của mình.

Google có nhiều dạng câu hỏi cho bạn lựa chọn tùy vào mục đích của mình. Những nội dung mà google form cung cấp cũng rất đa dạng nên bạn có thể khai thác và tận dụng tối đa để có được một biểu mẫu chuyên nghiệp nhất. Biết được Google Form là gì ? bạn sẽ thấy sự lợi hại của nó.

Thêm phần cho biểu mẫu

Nếu bạn muốn chia phần cho biểu mẫu có nhiều nội dung và mục đích khác nhau, bạn thực hiện như sau:

Tạo câu hỏi cho biểu mẫu
Tạo câu hỏi cho biểu mẫu (Ảnh: Internet)
  • Click vào “Ô vuông chia đôi”.
  • Thực hiện lại các thao tác giống như phần đã làm trước đó.

Trang trí cho biểu mẫu

Để biểu mẫu sinh độn, bắt mắt và phù hợp với nội dụng hơn, bạn thực hiện thao tác:

  • Click vào “Bảng màu” trên thanh công cụ.
  • Chọn màu theo ý thích.
Trang trí biểu mẫu đẹp
Trang trí cho biểu mẫu đẹp hơn (Ảnh: Internet)

Cài đặt biểu mẫu

  • Cài đặt chung: Nhấn vào biểu tương “ba chấm dọc”.
  • Cài đặt riêng: Nhấn vào biểu tượng “Bánh răng” trên thanh công cụ.

Google Form sẽ xuất hiện rất nhiều tùy chọn để bạn hiệu chỉnh. Sau khi thiết lập xong bạn bấm “Lưu” để lưu lại là xong.

Gửi biểu mẫu

Biểu mẫu sau khi hoàn thiện thì bạn nhấn “Gửi” trên thanh công cụ để gửi cho những người khác truy cập và sử dụng, bạn thiết lập như sau:

  • Chọn biểu tượng “Kẹp ghim” để tạo liên kết.
  • Chọn “Rút ngắn URL” để đường dẫn đẹp hơn.
  • Gửi link cho người cần sử dụng.
Nhập thông tin người gửi
Nhập thông tin người gửi (Ảnh: Internet)

Kiểm tra kết quả

Khi có người truy cập vào biểu mẫu và gửi kết quả thì toàn bộ kết quả này sẽ được lưu lại. Bạn kiểm tra các câu trả lời bằng cách sau”

  • Chọn biểu tượng “+ xanh lá cây” nằm bên.
  • Tạo bảng tính mới, đặt tên và nhấn “Tạo”.
  • Nhấn “+ xanh lá cây” một lần nữa để mở bảng tính ở một tap mới của trình duyệt.

Tuy nhiên, cách ở trên được dùng khi bạn muốn in hoặc tạo bản Excel để tiện quản lý, Còn nếu bạn muốn lưu bảng tính về máy tính thì thao tác khác một chút:

  • Chọn Tệp -> Tải xuống dưới dạng -> Microsoft Excel (.xlsx)

Kết thúc Google Form

Khi hết hạn nhận các câu trả lời thì bạn tắt đi là được. Lúc này người khác vẫn có thể truy cập vào biểu mẫu nhưng chỉ được xem chứ không thể trả lời.

Trên đây là cách tạo Google Form chuyên nghiệp nhưng cũng rất đơn giản. Bạn hãy làm quen với công cụ này để giúp công việc của mình trở nên dễ dàng hơn nhé! Vậy là chúng ta đã tìm hiểu Google Form là gì rồi. Hy vọng bạn có thể tận dụng để phát huy điểm mạnh của Google Form nha.

Kiến Thức English

Những câu tiếng Anh giao tiếp làm quen

tiếng Anh giao tiếp làm quen thông dụng mà dễ dùng nhất

Bạn có đang tìm cho mình những mẫu câu tiếng Anh giao tiếp làm quen thông dụng mà dễ dùng nhất hiện nay ? Nếu có thì bài viết này chắc chắn dành cho bạn rồi đấy. Với những mẫu câu trong bài viết này sẽ giúp bạn bắt chuyện với bất kỳ ai đó một cách nhanh chóng mà chính xác nhất, bạn sẽ không ngại ngùng khi không biết bắt đầu câu chuyện từ đâu và như thế nào nữa.

 tiếng Anh giao tiếp làm quen

Tiếng Anh giao tiếp làm quen thông dụng mà dễ dùng nhất Ảnh : Internet

Mở đầu bằng những câu ngắn gọn

Chúng ta đừng nên phức tạp hóa vấn đề, hãy suy nghĩ theo cách đơn giản bằng những mẫu câu ngắn gọn mà dễ nói, chúng ta hãy cứ thân thiện và hỏi một trong những câu sau nhé: “Hello, how are you ? “, “Nice day, is this seat taken ? “. Hoặc tùy vào ngữ cảnh, nếu chúng ta thấy một cô gái đang đi mua sắm, chúng ta hoàn toàn có thể bắt đầu câu chuyện bằng một lời khen nhẹ nhàng như sau: “Those are nice shoes. They’d look great on you”.

Tiếp nối bằng một cuộc trò chuyện ngắn

Chúng ta hoàn toàn có thể tiếp nối câu chuyện hoặc mở đầu bằng một mẩu chuyện ngắn, đây cũng là một cách hay để làm quen đấy nhé. Chúng ta có thể hỏi người kia đang làm gì, sau khi họ giải thích xong thì nói về bản thân minh, song song đó cũng có thể hỏi họ sinh ra ở đâu, thường làm gì vào những lúc rãnh…v.v..có rất nhiều những mẫu câu bắt đầu khác nhau và một trong số đó có thể là: “Did you grow up around here ?”, “What was the city you grew up in like ?”, “So, what do you like to do in your free time ?”.

Ngoài những mẩu câu kể trên, chúng ta cũng có thể hỏi những điều gần gũi, có mối liên hệ với những thứ xung quanh như sau: “have you been to Vietnamese before ?”, “Are you here on vacation ?”, “What kind of films do you enjoy ?”. Một lưu ý để chúng ta tinh tế hơn đó là đừng nói về thời tiết nhé vì không phải ai cũng quan tâm về chủ đề này, đây chính là điều mà ai cũng được học lúc còn đi học, thầy cô luôn dạy chúng ta nói về thời tiết mỗi khi tán gẫu cùng bạn bè. Thực tế thì hiện nay không phải vậy, nhất là trong văn nói, giao tiếp hàng ngày.

Chia sẻ các thông tin về bản thân

Trong một cuộc nói chuyện, hãy trao đổi thông tin từ hai phía, không chỉ có bạn hỏi và bên kia trả lời. Một cuộc nói chuyện chắc chắn sẽ thú vị hơn rất nhiều nếu cả hai cùng tương tác thông qua mẫu câu sau: “Please let me introduce myself.” Sau đó là bạn giới thiệu về bản thân mình như tên tuổi, nghề nghiệp và nơi sống.

Chúng ta cũng cần lưu ý rằng chỉ nói về bản thân với lượng thông tin vừa đủ, tránh trường hợp nói quá nhiều sẽ khiến cho đối phương cảm thấy khó chịu và chắc chắn là sẽ không muốn tiếp tục cuộc hội thoại cùng bạn nữa.

Luôn giữ tinh thần thoải mái và thân thiện

Tinh thần thoải mái khi giao tiếp và thân thiện chính là chìa khóa của mọi cuộc nói chuyện thành công. Chắc chắn như vậy. Dù chúng ta có giao tiếp bằng tiếng Anh hay tiếng Việt đi chăng nữa nhưng nếu có một nụ cười trên môi thì chúng ta sẽ không bao giờ bị cạn từ khi đang giao tiếp. Đối phương khi nói chuyện với chúng ta chắc chắn cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Khi đã cảm thấy thoải mái thì chúng ta sẽ nghĩ ra rất nhiều mẫu câu để có thể nói chuyện như sau:

“Do you live in with your family ?”

“What is your major ?”

“What school are you learning ?”

“What do you do”

“Do you live in a house or apartment ?”

Đó là những mẫu câu tiếng Anh giao tiếp cơ bản đơn giản, thông dụng mà hiệu quả nhất mà chúng ta có thể tham khảo qua. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức hay về kỹ năng Tiếng Anh tại Chuyên mục kiến thức English của chúng tôi nữa bạn nhé.

Kiến Thức English

Có bao nhiêu ngôn ngữ trên thế giới

Ngôn ngữ trên thế giới

Có phải bạn đang thắc mắc rằng không biết có bao nhiêu ngôn ngữ trên thế giới phải không ? Tất nhiên đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời nếu như chúng ta không tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Theo các nhà ngôn ngữ học trên thế giới hiện nay có ít nhất khoảng 7099 ngôn ngữ.

ngôn ngữ trên thế giới

Ngôn ngữ là gì ?

Chắc chắn chúng ta đã biết rồi, ngôn ngữ là một hệ thống rất phức tạp được con người sử dụng để liên lạc, trao đổi thông tin với nhau. Nói một cách dễ hiểu hơn thì ngôn ngữ là khả năng thu nhận và diễn ta các hệ thống truyền thông tin phức tạp khác nhau.

Những nhà tư tưởng của thế kỷ trước như rousseau đã cho rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ cảm xúc của con người. Tuy nhiên, cũng có một nhóm nhà tư tưởng khác thì cho rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ tư duy hợp lý và logic. Song song đó, các triết gia ở thế kỷ 20 như Wittgenstein đã lập luận rằng triết học chắc chắn là nghiên cứu về ngôn ngữ.

Các ngôn ngữ tự nhiên thì cái nào cũng bao gồm nói và viết, và các ngôn ngữ nào cũng được mã hóa bằng các phương tiện thứ cấp sử dụng kích thích thính giác, thị giác hoặc xúc giác. Điều này có được là do ngôn ngữ của con người chúng ta không độc lập về phương thức biểu đạt. Song song với đó là tùy thuộc vào quan điểm triết học liên quan đến định nghĩa ngôn ngữ và ý nghĩa, khi nó được sử dụng như một khái niệm tổng quát.

Xem thêm: Cách viết mail xin việc bằng tiếng Anh

Số lượng ngôn ngữ chắc chắn nhiều hơn chúng ta nghĩ

Số lượng ngôn ngữ đã tăng dần trong khoảng 100 năm trở lại đây. Dựa trên các tài liệu mà chúng tôi tham khảo thì ví dụ như ấm bản năm 1911 của Bách Khoa toàn thư Britannicia ước lượng có khoảng 1000, số lượng ngôn ngữ này đã tăng lên rất nhiều trong thế kỷ 20.

Rất nhiều những công trình tiên phong trong việc ghi chép các ngôn ngữ trên thế giới đã được thực hiện bởi nhiều tổ chức trên thế giới. Với công cuộc dịch kinh Kito giáo. Đến khoảng năm 2009 thì ít nhất một phần của kinh thánh đã được dịch ra hơn 2500 bản khác nhau, tất nhiên đây chỉ là giai đoạn đầu và vẫn còn một chặng đường rất dài nữa.

Các ngôn ngữ thuộc cùng một hệ ngôn ngữ liên quan

Dựa trên số lượng phân bố dân cư thì ngôn ngử cũng không hề phân bổ đều trên thế giới. Có thể kể đến như trong 7099 ngôn ngữ được phát hiện ra thì trong đó chỉ khoảng 230 ngôn ngữ được sử dụng ở châu Âu và trong khi đó ở châu Á là 2197.

Ngoài ra cũng có một khu vực có tính đa dạng ngôn ngữ rất cao đó chính là Papua-new Guinea, đây là nơi có hơn 832 ngôn ngữ được nói bởi số dân khoảng 3.9 triệu người.

Ngôn ngữ đang ít dần đi

Trong thế kỷ trước thì ngôn ngữ không ngừng tăng lên, tuy nhiên bước qua thế kỷ 21 thì mọi thứ đã dừng lại và có phần giảm sút. Khi một ngôn ngữ không còn được ai học nữa thì chắc chắn rằng ngôn ngữ đó sẽ chết. Đó cũng chính là thực trạng ở Bắc Mỹ hiện nay, ở đây hiện tại có khoảng 165 ngôn ngữ bản địa, có 8 ngôn ngữ được nói bởi khoảng 10000 người và 75 ngôn ngữ được nói bởi số ít người lớn tuổi khác. Tất nhiên những ngôn ngữ này đang trên đà tuyệt chủng nếu như không được nói bởi những người trẻ.

Nhìn chung, thực trạng trên thế giới hiện nay có khoảng ¼ ngôn ngữ trên thế giới có ít hơn 1000 người nói. Trong thời gian tới, cụ thể là 100 năm các nhà ngôn ngữ ước tính rằng sự tuyệt chủng của ngôn ngữ sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn nữa nếu như không có các giải pháp bảo tồn ngôn ngữ. Ít nhất có khoảng 3000 ngôn ngữ trong số 7099 ngôn ngữ được biết hoặc hơn nữa sẽ biết mất.

Như vậy, đến đây chúng ta đã biết được hiện nay trên thế giới có bao nhiêu ngôn ngữ rồi phải không nào. Đây chắc chắn là những thông tin hữu ích nhất mà bạn không thể bỏ qua rồi nhé.

Kiến Thức English

Cách viết email xin việc bằng tiếng Anh

viết email tiếng anh

Làm cách nào để viết email xin việc bằng tiếng Anh chính xác tốt nhất hiện nay ? như chúng ta cũng đã biết rằng hiện nay có rất nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên phải gửi CV trực tiếp qua email. Tất nhiên rồi, email ứng tuyển chính là ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng dành cho bạn. Chính vì điều đó, hãy cùng www.arabicollege.com bắt đầu nghiên cứu cách viết nội dung sao cho chuẩn xác nhất, ấn tượng và hiệu quả nhất.

Mẫu viết email xin việc tiếng anh
Nguồn Ảnh : Internet

Phải có lời chào ở đầu thư

Chắc chắn rồi, lời chào cao hơn mâm cỗ mà. Chúng ta bắt buộc phải có lời chầu ở đầu thư trong email. Cách viết lời chào ở đầu thư phụ thuộc nhiều vào những thông tin mà chúng ta có về công ty đó.

Trường hợp nếu như chúng ta biết tên của người tuyển dụng thì lời chào đầu tiên có thể là Dear (tên của người tuyển dụng) và tiếp theo có thể là dấu phẩy hoặc chấm. Và chúng ta cũng nên lưu ý về giới tính của người này để có thể để tiêu đề thích hợp như là (Mr, Ms, Dr). Một trường hợp khác nếu như chúng ta không biết tên của nhà tuyển dụng thì có thể để là “Dear Hiring Manager”, “Dear Recruiting Team” hoặc cũng có thể là “Dear (tên công ty)”.

Bắt đầu với đoạn đầu tiên

Ở đoạn đầu tiên của lá thư này, chúng ta sẽ thường đề cập đến công việc mà chúng ta cần ứng tuyển, bên cạnh đó là chúng ta đã tìm đến công việc này như thế nào. Chúng ta nên làm ngắn gọn đoạn này, trình bày khoảng 1-2 câu là được đừng quá dong dài sẽ tạo tâm lý không tốt cho nhà tuyển dụng khi đọc thư.

Nội dung chính của thư

Đây chính là phần quan trọng nhất của một lá thư xin việc, thành bại hay không là ở đoạn này đây. Hầu hết phần nội dung này chúng ta chỉ gồm từ 1 đến 2 đoạn chính là được nhưng phải thật xúc tích nhé. Chúng ta không thể nào bắt buộc một nhà tuyển dụng đọc một lá thư xin việc quá dài được, vừa mất thời gian lại không có ấn tượng tốt về ứng viên.

Bạn nên tập trung vào những chi tiết như tại sao tôi nghĩ mình là ứng viên cho công việc này, tôi có những kinh nghiệm gì để có thể đáp ứng được vị trí công việc này, tại sao tôi lại muốn làm việc cho công ty của bạn.

Viết đoạn cuối của thư

Đoạn cuối của thư sẽ là nơi để chúng ta tóm lại vấn đề và nói những bước tiếp theo cần làm gì để có thể ứng tuyển vào vị trí này. Cần nhắc lại cho nhà tuyển dụng những thông tin như sau:

  • Nhắc lại vì sao bạn là người phù hợp cho vị trí này, vị trí hiện tại công ty đang tuyển.
  • Cần thảo luận về những gì mà chúng ta sẽ làm tiếp theo, ví dụ như chúng ta sẽ nói về việc cho buổi phỏng vấn tiếp theo để có thể chia sẻ kỹ càng hơn những kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân.
  • Cần phải cung cấp đầy đủ những thông tin liên lạc để nhà tuyển dụng có thể liên lạc được với bạn một cách nhanh chóng nhất. Những thông tin bao gồm địa chỉ email, số điện thoại.
  • Cần phải đề cập tới bản sơ yếu lý lịch và CV được đính kèm trong email, đây là 1 phép lịch sự, chắc chắn không nhà tuyển dụng nào mà không kiểm tra xem bạn có đính kèm hồ sơ phải không nào.
  • Không quên cảm ơn người đả dành thời gian xem qua bản CV của bạn.

Phần kết thúc và chữ ký

Để có thể kết thúc thư, chúng ta có thể viết “best” hoặc “Sincerely”, đây là những cách phổ biến nhất hiện nay mà hầu hết ai cũng biết. Ngoài ra, phần chữ ký chúng ta không thể nào ký tên bằng tay vào được nên sẽ để toàn bộ tên họ dưới phần chứ ký.

Như vậy là xong một lá thư email xin việc bằng tiếng Anh rồi, hy vọng với những thông tin vô cùng bổ ích này sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong việc tìm cho mình một công việc tốt nhất nhé.